1. Không đeo kính: Bạn có nhớ Anderson Cooper đã mang dải băng bịt mắt khi nào? Ông ấy đã làm cháy nắng đôi mắt của mình trong khi đang chơi moto nước tại Bồ Đào Nha trong thời gian 60 phút và mặc dù ông ấy đã không mất đi thị giác của mình, nhưng ông ấy đã phải đeo kính để bảo vệ đôi mắt suốt một thời gian dài cho đến khi nó lành. Nếu bạn không muốn điều đó xảy ra với mình, hãy luôn đội một chiếc mũ rộng vành và kính râm nhằm đảm bảo chúng bảo vệ mắt tránh khỏi các tia cực tím (hãy tìm kiếm một nhãn hiệu đặc biệt có ghi rằng “ngăn chặn tia cực tím 100%”). Sự tiếp xúc với các tia UV gây tổn hại cho võng mạc của mắt và làm tăng sự vẩn đục trong mắt, hay còn được gọi là đục thủy tinh thể. Nó cũng có khả năng gây ra ung thư da trên mí mắt.
Sự tiếp xúc quá mức với các tia của mặt trời cũng có thể dẫn đến viêm giác mạc do tia tử ngoại – cháy nắng trên biểu mô của giác mạc (phần bên ngoài của mắt) – bạn có thể gặp phải vấn đề này khi đang lướt ván hoặc thậm chí trong một buồng tắm nắng, nếu bạn bỏ qua những chiếc kính bảo vệ. Giống như cháy nắng, nó có thể tác động đến bạn: đau đớn, tầm nhìn bị nhòe, và có thể bị chảy nước mắt một vài giờ sau đó.
2. Sử dụng quá nhiều thuốc nhỏ mắt: Thuốc nhỏ mắt có thể làm mất đi tình trạng đỏ mắt và giúp mắt khá hơn bởi vì chúng tạm thời làm các mạch máu teo lại, nhưng tình trạng viêm có thể quay trở lại. Sau một vài giờ, chúng ngừng hoạt động và các mạch máu giãn ra, làm cho mắt thường đỏ hơn so với ban đầu.
3. Điều trị cho tình trạng khô mắt không đúng cách: Khoảng 3.5 triệu phụ nữ và 1.5 triệu nam giới tại Mỹ mắc phải chứng khô mắt từ mức độ vừa phải đến nghiêm trọng. Thuốc nhỏ mắt bôi trơn thường được đựng trong các lọ có chứa các chất bảo quản và việc sử dụng chúng quá nhiều lần thật sự có thể gây kích ứng cho mắt. Hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt cá nhân có tên “artificial tears” (nước mắt nhân tạo) nếu bạn sử dụng chúng hơn 4 lần mỗi ngày, cách này có thể tốn kém hơn nhưng lại hiệu quả hơn. Nếu bạn đang điều trị tình trạng ngứa mắt, hãy để thuốc nhỏ mắt trong tủ lạnh, việc làm lạnh có tác dụng loại bỏ cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, tránh dụi mắt khô và sử dụng máy làm ẩm để tăng độ ẩm trong nhà.
4. Nhìn chăm chú quá lâu vào màn hình: Chớp mắt giúp phân bố chất lỏng trong cả mắt. Nhưng khi bạn tập trung vào máy tính, bạn chớp mắt ít hơn so với thông thường. Bạn nên chớp mắt 12 đến 15 lần mỗi phút, vì vậy việc nhìn chăm chú vào máy tính thường đồng nghĩa với việc bạn không chớp mắt đủ. Đọc những bản in rất nhỏ trong một thời gian quá lâu khiến cho mắt làm việc quá sức, vì vậy hãy tra cứu từ màn hình và nhìn một thứ gì đó ở xa thường xuyên. Một lí do nữa để giảm thời gian nhìn vào màn hình đó là: thông tin mới khẳng định rằng nhìn vào bản in nhỏ trên các thiết bị di động có thể kích thích gen cận thị.
5. Không cẩn thận với kính áp tròng: Hãy vệ sinh chúng hàng ngày và đừng bao giờ đặt chúng vào miệng hay rửa bằng nước. Nhiều bác sĩ mắt khuyến cáo nên dùng loại kính áp tròng dùng một lần hàng ngày. Và đừng bao giờ đeo kính áp tròng trong khi tắm, bồn tắm nước nóng, bể bơi hay đi biển. Để đảm bảo mắt nhận đủ oxy, đừng để kính áp tròng khi ngủ. Ngoài ra, đừng sử dụng kính áp tròng có độ mà không tới gặp bác sĩ để chọn được độ chính xác. Nếu không bạn sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu kính áp tròng phù hợp như một chiếc giác hút, thì việc loại bỏ nó có thể gây ra một vết trầy nhỏ trên giác mạc, nó sẽ trở thành một lối vào cho các vi khuẩn, từ đó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.
6. Sử dụng đồ makeup cũ – và ngủ mà không tẩy trang: Để tránh tiếp xúc với các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, hãy vứt các loại mĩ phẩm sau ba tháng và lúc nào bạn cũng phải tẩy trang trước khi đi ngủ.
7. Không đeo kính bảo hộ: Đừng chỉ để dành kính bảo hộ khi đi bơi. Nếu bạn đang cắt cỏ, sử dụng một chiếc máy cắt cỏ lớn, hoặc sửa chữa nhà, hãy đeo một thứ gì đó để tự bảo vệ mình tránh khỏi bất kì mảnh vụn đang bay nào, chúng có thể gây trầy xước cho giác mạc. Hãy nhớ rằng bất kì ai ở gần đó, đặc biệt là trẻ em, cũng phải đeo kính bảo hộ.
8. Hút thuốc: Bạn không nên hút thuốc vì nhiều lí do, nhưng đây lại là một lí do khác, nó làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể và chứng thoái hóa điểm vàng (sự suy thoái nhanh chóng của bộ phận võng mạc). Nó làm suy yếu khả năng cung cấp đủ dinh dưỡng và sự oxy hóa cho các tế bào của cơ thể, và trong đó có các tế bào trong mắt.
9. Bỏ qua các cuộc kiểm tra mắt định kì: Hãy tới gặp bác sĩ mắt – đặc biệt nếu bạn gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến mắt như huyết áp cao và bệnh tiểu đường vì bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể dẫn đến mù lòa.
10. Phớt lờ các triệu chứng: Đừng cho rằng ánh đèn nhấp nháy, sự đau đớn, thị lực không rõ, tình trạng mắt đỏ hay sự mẫn cảm với ánh sáng sẽ tự động biến mất. Nếu bạn thấy có thứ gì đó nổi lên xung quanh, sau đó chuyển sang mờ nhạt, điều đó có nghĩa là võng mạc của bạn đã bị bong ra. Hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ mắt vì một sự trì hoãn về việc chuẩn đoán có thể dẫn đến một ca phẫu thuật phức tạp hơn nhiều, và một sự chuẩn đoán thận trọng hơn về sự hồi phục thị lực.