cơ cấu tổ chức

liên kết

Tiện ích


TIN TỨC XÃ HỘI

HIỂU ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
[ Cập nhật vào ngày (15/04/2021) ]

Theo định nghĩa của WHO, đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.


Không chỉ xảy ra ở ao hồ, sông ngòi, biển,… đuối nước có thể xảy ra ngay trong nhà, trong xô chậu rửa bát, chum vại đựng nước, bể cá cảnh, bồn cầu, bồn tắm, vũng nước nông…. Như vậy, bất kỳ một mặt nước hở nào cũng có thể là mối nguy với trẻ nhỏ.

ĐỂ PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC CÁC BẬC CHA MẸ, THẦY CÔ CẦN CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP:

1. Cần đảm bảo sức khỏe con em mình có thể tham gia hoạt động bơi lội hay không?

- Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, không phải trẻ em nào cũng có thể học bơi. Ví dụ như những em nhỏ mắc các bệnh hen phế quản; bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn; viêm da dị ứng…không nên xuống nước vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn không mong muốn khi bơi.

- Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sĩ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không.

2. Bên cạnh đó, để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là dạy cho trẻ biết bơi.

- Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi…

3. Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.

4. Khi trẻ đi bơi cần phải có người lớn bên cạnh, trông chừng trẻ và đảm bảo trẻ luôn mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Đối với các bể bơi, cần lưu ý các em chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ và đặc biệt phải tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi trẻ đi bơi cần phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cần đảm bảo trẻ luôn mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Cho trẻ đi bơi ở bể bơi có khu vực dành cho trẻ em được ngăn riêng biệt và có rào chắn.

- Không nên cho trẻ bơi ở những nơi có biển báo nguy hiểm.

5. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển.

- Vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.

6. Có nắp đậy và đậy thật chặt lu nước, thùng nước, vật chứa nước và phải có rào chắn đối với ao hồ, bể chứa nước. Đưa ra lời cảnh báo nguy hiểm, khuyên trẻ tránh lại gần những vật dụng chứa nước, ao hồ, bể nước,…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước nếu bắt buộc phải có thì nên có nắp đậy và đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Nếu có ao hồ, bể chứa nước,.. cần đảm bảo có rào chắn và cảnh báo nguy hiểm cho trẻ.

7. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao.

- Mặc áo phao là biện pháp phòng chống đuối nước tốt nhất.

8. Khi phát hiện người đuối nước cần bình tĩnh xử lý tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

- Khi phát hiện nạn nhân cần kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn.

- Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

9. Sơ cứu người bị đuối nước

- Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở.

Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.




Nguồn: Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế

  In bài viết



Tin Nhanh

tin mới


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Run 3 free games unblocked Yatak Odası Takımı