cơ cấu tổ chức

liên kết

Tiện ích


TIN TỨC Y TẾ

THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
[ Cập nhật vào ngày (08/06/2021) ]

Tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2009 đến nay đã chọn tháng 6 hàng năm là tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Từ khi triển khai đến nay đã giảm đáng kể tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021 được tổ chức với chủ đề: “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” từ ngày 01/6/2021 - 30/6/2021.


1. HIV (Human Immunodeficiency Virus) là gì?

HIV là virus tấn công các tế bào của hệ thống miễn dịch và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

2. Các đường lây truyền HIV:  

- Quan hệ tình dục

- Đường máu

- Từ mẹ sang con: đa số trẻ em bị nhiễm HIV là do mẹ mang thai nhiễm HIV truyền sang trẻ trước trong và sau khi sinh.

3. Các thời kì lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Trước sinh: Bắt đầu từ tuần thứ 8 virut HIV có thể truyền từ mẹ cho thai nhi qua bánh nhau trong suốt thai kì (5-10%).

- Trong lúc sinh: Cơn co tử cung trong khi chuyển dạ làm tổn thương mạch máu nhỏ và gây chảy máu vào âm đạo. Máu chảy làm tăng số lượng HIV có trong âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm HIV cho thai nhi khi đi qua âm đạo người mẹ (10-20%).

- Sau khi sinh: Khi qua đường âm đạo để ra ngoài, thai có thể nuốt dịch âm đạo có chứa HIV vào đường tiêu hóa (5-20%).

4. Các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Trước mang thai: Phụ nữ cần đến cơ sở Y tế để tư vấn xét nghiệm HIV.

- Trong khi mang thai: Nếu mẹ bị nhiễm HIV cần tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng Virut HIV để giảm thiểu tối đa khả năng lây truyền cho con.

- Trong lúc sinh: Virut HIV ở trong nước ối, dịch âm đạo, dịch tử cung, máu của mẹ có thể qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da trầy sát của bé. Vì vậy những mẹ nhiễm HIV thường được tư vấn sinh mổ để hạn chế tối đa sây sát da của bé.

- Sau khi sinh:

+ Người mẹ cần đến cơ sở điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục theo dõi sức khỏe và điều trị ARV.

+ Em bé sau sinh trong vòng 24h đầu được uống thuốc ARV theo chỉ dẫn của Bác sĩ.

5. Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho mẹ khi mang thai

- Nếu Phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV mà không có can thiệp dự phòng nào thì thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ khoảng 25-40%.

- Trong khi người PNMT nhiễm HIV được phát hiện sớm, sử dụng thuốc kháng virus ARV cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sẽ giảm tỷ lệ lây nhiễm cho trẻ xuống còn 2%, thậm chí thấp hơn.

6.Thời điểm và Số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai

- Xét nghiệm lần đầu cho tất cả phụ nữ mang thai trong lần khám thai đầu tiên. Xét nghiệm càng sớm càng tốt.

- Xét nghiệm lần thứ hai ở thai kỳ 3 tháng cuối cho các phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm HIV (khi quan hệ tình dục không an toàn; dùng chung bơm kim tiêm; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; mắc lao; bị phơi nhiễm với HIV; có chồng, bạn tình nhiễm HIV).

7. Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có sinh con được không ?

Phụ nữ bị nhiễm HIV hay kể cả những gia đình mà bố mẹ nhiễm HIV vẫn có khả năng sinh ra con hoàn toàn bình thường nếu mẹ được điều trị dự phòng sớm bằng thuốc kháng virus ARV và tuân theo những hướng dẫn về việc nuôi con mà các bác sĩ tư vấn.

8. Phụ nữ nhiễm HIV có nên nuôi con bằng sữa mẹ không?

- Virus HIV có trong sữa mẹ vì vậy khi cho con bú cũng có thể làm con bị lây nhiễm HIV. Do đó mẹ nên nuôi con bằng các loại sữa thay thế khác.

- Kết hợp nuôi con bằng sữa mẹ với sữa bột sẽ làm tăng khả năng nhiễm HIV của con. Vì uống sữa ngoài dễ làm cho niêm mạc miệng hay đường tiêu hóa của bé bị tổn thương hoặc khi trẻ bú, vú của bà mẹ có thể xây xước nên virut HIV dễ dàng xâm nhập.

9. Thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con.

Nếu một phụ nữ nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt được và duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml máu) sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang, khi sinh hoặc khi cho con bú bằng sữa mẹ.

10. Lợi ích của việc chẩn đoán và điều trị ARV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Trẻ có phơi nhiễm với HIV từ mẹ cần được chăm sóc, hỗ trợ, theo dõi, xét nghiệm chẩn đoán sớm, để trẻ sớm được nhận được các can thiệp sống còn như dự phòng cotrimoxazole và điều trị ARV ngay khi được khẳng định tình trạng nhiễm giúp giảm mức độ nặng và tử vong của trẻ nhiễm HIV.

 

Nguồn tham khảo:

- Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ (T4G)




BS Hiền

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Text/HTML

Run 3 free games unblocked Yatak Odası Takımı